Không đậu lớp 6 bằng khảo sát đánh giá năng lực, được xét lớp 6 khác không?
Chị Nguyễn Hương Liên, chủ đại lý vé xe khách ở xã Bình Long, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đưa ra lời khuyên: "Nếu muốn mua lại vé xe từ người khác, tuyệt đối đừng chuyển khoản trước. Hãy "tiền trao cháo múc". Nên đến trực tiếp địa chỉ của người bán để nhận vé và trả tiền. Cũng đừng quên gọi điện thoại kiểm tra lại từ hãng xe, liệu có phải những thông tin trong vé là chính xác hay không? Có như vậy mới không sập bẫy trước những kẻ gian đang trà trộn trên các nhóm trao đổi vé xe, tàu".Mẹo làm cành đào siêu đẹp của Út về vườn, tết khỏi tốn tiền mua hoa chưng
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Phía bà Hồng Nhung trình bày yêu cầu khởi kiện, gồm: yêu cầu tòa tuyên hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi giữa ông Võ Văn Ngoan và bà Hồng Loan; xác định ông Ngoan không có hàng thừa kế thứ nhất; yêu cầu bị đơn ra khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm (quận Phú Nhuận, TP.HCM), bàn giao giấy tờ nhà, ô tô cho nguyên đơn.Phía Hồng Loan trình bày yêu cầu phản tố, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn là hàng thừa kế thứ nhất và đã giao nộp đầy đủ cho tòa án các tài liệu xác thực mình là con hợp pháp của NSƯT Vũ Linh. Bà Loan có đơn phản tố, yêu cầu bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Tại phần xét hỏi, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hồng Nhung hỏi bà Hồng Loan về quá trình chung sống giữa bà Loan và NSƯT Vũ Linh, cũng như việc bà Loan là con ruột hay con nuôi của NSƯT Vũ Linh. Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa bao giờ nói tôi là con nuôi".Bà Hồng Loan cho biết thêm, khi bà được 3 tháng tuổi thì đã được ông Trần Quốc Thanh mang về nhà bà nội (mẹ của NSƯT Vũ Linh) để nuôi dưỡng. Vì NSƯT Vũ Linh thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà Loan được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc. Trong suốt quá trình chung sống, giữa bà và NSƯT Vũ Linh không xảy ra mâu thuẫn. Đến năm 17 tuổi, bà Loan lấy chồng và về sống tại nhà chồng, thỉnh thoảng ghé lại thăm NSƯT Vũ Linh.Về vấn đề tang lễ của NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết khi NSƯT Vũ Linh mắc bệnh và sau đó qua đời vào tháng 3.2023, bà cùng gia đình đã tổ chức, lo liệu tang lễ chu đáo. Tuy nhiên, do lúc đó quá đau buồn, bà không nhớ chính xác số tiền mình đã đóng góp cho tang lễ. Riêng về việc xây mộ, bà Loan không biết vì không có quyền tham gia. Khi được hỏi lý do phải kê khai di sản thừa kế, bà Loan cho biết việc này phát sinh từ việc sau khi NSƯT Vũ Linh mất, Hồng Phượng đã lên truyền thông và khẳng định bà Loan là con nuôi. Đồng thời, trong một cuộc họp gia đình, bà Nhung và bà Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà của NSƯT Vũ Linh.Tiếp đó, luật sư hỏi bà Hồng Nhung về quá trình nhận nuôi bà Hồng Loan. Bà Nhung trình bày, năm 1987 ông Thanh mang bà Loan về nhà nuôi. Sau khi mẹ bà Nhung mất, bà cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Hồng Loan.Về việc giấy giao nhận con nuôi, giấy khai sinh thể hiện NSƯT Vũ Linh nhận Hồng Loan là con, bà Nhung khẳng định: "Anh tôi không bao giờ đi làm giấy tờ gì cho cô Hồng Loan. Thời điểm làm giấy tờ ngày thứ bảy, chủ nhật… anh tôi là nghệ sĩ, những ngày cuối tuần đi hát tận hai ca, rất bận nên không thể đi làm giấy tờ. Các giấy khai sinh, giao nhận con nuôi của bà Loan là không hợp pháp nên không có hàng thừa kế thứ nhất".Đồng thời, bà Nhung cho biết thêm, NSƯT Vũ Linh đã từng nói với bà về việc bà Loan làm cho ông đau buồn. Bà Nhung rất thương nên nhiều lần đứng ra hàn gắn tình cảm giữa NSƯT Vũ Linh và bà Loan.Về lý do bà có đơn khởi kiện, yêu cầu chia thừa kế ngay sau khi NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung cho biết gia đình đã cưu mang bà Loan bao nhiêu năm nhưng cách cư xử của bà Loan rất tàn nhẫn, đã đuổi gia đình bà ra khỏi nhà nên bà phải nhờ pháp luật bảo vệ. Tại phiên tòa, bà Lê Thị Hồng Phượng trình bày, không yêu cầu chia thừa kế căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm vì khi còn sinh thời NSƯT Vũ Linh đã nói cho bà căn nhà này và đã kêu bà về ở."Năm 2017, cậu tôi bị bệnh và nhiều lần nói với nhiều người nói cho tôi căn nhà này. Đến năm 2021, cậu tôi kêu tôi quay lại đoạn clip cho tôi căn nhà và tôi đã lập vi bằng. Sau khi cậu mất, gia đình tôi đã họp bàn để mọi người cùng sống chung với nhau trong căn nhà, nhưng đến ngày 27.4.2024, bà Loan đưa giấy đã chuyển nhượng căn nhà và yêu cầu tôi và mẹ ra khỏi nhà", Hồng Phượng trình bày.Bà Phượng cũng cho rằng, các giấy khai khai sinh, giao nhận con nuôi là không hợp pháp. Về việc trả lời với truyền thông NSƯT Vũ Linh không có con ruột, bà Phượng cho rằng do bà Loan đứng trước báo chí nói mình là con ruột nên bà phải lên đính chính để tránh ảnh hưởng đến danh tiếng của NSƯT Vũ Linh.Tòa đang tiếp tục phần tranh luận.
Tưng bừng pháo hoa mừng Quốc khánh
Kết quả, Đăng Nguyên đã dừng chân đáng tiếc sau khi luôn dẫn trước trong trận cầu cực kỳ cống hiến và hấp dẫn, với 6 bàn thắng chia cho 2 đội, Dư Nhật Đăng đã vào chung kết nhờ chiến thắng ở loạt luân lưu 11m.
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".
Newcastle gia nhập cuộc đua tranh giành Timo Werner với Juventus
Sở Nội vụ TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM tờ trình phê duyệt đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động (gọi chung là công chức, viên chức) sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo chủ trương thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, TP.HCM sẽ giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Về lộ trình thực hiện, Sở Nội vụ xác định trong quý 1/2025, các cơ quan, đơn vị rà soát số lượng công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách lập danh sách những trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục công tác, xây dựng lộ trình giải quyết chính sách.Từ quý 2 đến cuối năm 2025, các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề xuất danh sách dôi dư theo lộ trình để thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024 của Chính phủ.Trong năm 2025, TP.HCM phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 4%/năm số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Từ năm 2026 – 2030 và những năm tiếp theo, hằng năm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát và đề xuất danh sách dôi dư để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định, phấn đấu hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 4% công chức, viên chức.Trong giai đoạn này, TP.HCM dự kiến tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án vào năm 2027 và tổng kết vào năm 2030, đồng thời đề xuất giải pháp, mô hình quản lý biên chế công chức, viên chức, người làm việc phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Trong tờ trình của Sở Nội vụ, đề án dự kiến áp dụng đối với 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, tinh gọn bộ máy.Nhóm 2 là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách. Nhóm 3 là các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 điều 2 Nghị định 177/2024 của Chính phủ. Nhóm 4 là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019.Đề án này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cấp xã; các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.HCM, sở, ngành, quận, huyện, TP.Thủ Đức.Vào cuối năm 2024, Chính phủ ban hành 3 nghị định quan trọng (Nghị định 177, 178 và 179). 3 nghị định trên hướng đến 3 mục tiêu: ban hành chính sách tốt, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc; giữ và trọng dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội; tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương và ở cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở.Hồi tháng 2, HĐND TP.HCM thông qua chính sách chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính.Theo tính toán của UBND TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ theo chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm của TP.HCM, công chức có thể nhận tối đa gần 2,7 tỉ đồng.TP.HCM dự toán gần 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 7.159 nhân sự bị ảnh hưởng.Trong đó, công chức, viên chức khối Đảng dự kiến giảm 521 người; cán bộ, công chức (không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã) dự kiến giảm 2.015 người; 988 người giảm khi sắp xếp đơn vị hành chính; viên chức hưởng lương từ ngân sách (không tính khối sự nghiệp y tế và giáo dục) dự kiến giảm 2.767 người.Ngoài ra, số lượng người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp nhà nước giảm 418 người; các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có 450 người.